Thông tin truyện

Ngày nào đi học cũng phải bực

Ngày nào đi học cũng phải bực
Đánh giá: 10/10 từ 1 lượt.
Học sinh của lớp 2 đều biết đại biểu môn Toán – Tiết Diễm và đại biểu môn Văn – Thẩm Tịch luôn đối đầu một mất một còn, như nước với lửa.

Nhưng có một ngày, một đôi yêu nhau vô tình trông thấy hai người cả đời không qua lại với nhau trong truyền thuyết kia đang ôm nhau trong rừng hẹn hò nhỏ. Một người trong đó cười như đồ ngốc nhỏ, một người khác lại như đồ ngốc lớn.

*

Trước kia, Tiết Diễm thích nhất nhìn cô bé ngồi cùng bàn khó chịu mà không dám làm gì mình.

Về sau, Tiết Diễm thích bỏ "không dám" đi.

*

Trước khi qua lại, Thẩm Tịch thấy Tiết Diễm là đồ: độc miệng, ngoài lạnh trong nóng (1), lạnh nhạt.

Sau khi lại qua, Thẩm Tịch thấy Tiết Diễm là đồ: độc miệng, rất cợt nhả (2), lạnh cmn nhạt (╯‵□′)╯︵┴─┴

"Muốn trải qua từ giáo phục tới áo cưới cùng cậu. Quãng đời còn lại không cần chỉ giáo, chỉ mong được chí chóe tới già."

(1) Từ gốc ở đây là 闷骚 [mēn sāo]: Là dịch âm tiếng Anh của cụm từ "Man show", cũng là cụm từ được thanh niên ưa chuộng. Man show chỉ người có bề ngoài trầm lắng, nhưng nội tâm cực kỳ điên cuồng. Loại người này không dễ biểu lộ những cung bậc cảm xúc và biến đổi tình cảm của mình. Nhưng trong trường hợp hoặc hoàn cảnh đặc biệt, sẽ thường biểu hiện ngoài dự đoán của mọi người. Sau khi đọc giải nghĩa trên Baike thì tớ thấy cụm "trong ngoài bất nhất" hoặc "ngoài lạnh trong nóng" khá trùng khớp với cụm "man show" này, nhưng nếu bạn nào biết cụm từ nào hợp lý hơn thì bảo tớ nhé.

(2) 很骚 [hěn sāo]: có nghĩa là rất cợt nhả (trong cử chỉ) hoặc rất lẳng lơ (với tác phong). Tác giả dùng chung từ "[骚 – sāo]" với dụng ý chơi chữ và đối với vế của câu trên.

* Hướng dẫn trước khi sử dụng*

1. Điền văn vườn trường về 2 học bá, tất cả đều là những đứa bé ngoan, không trốn học cũng không đánh nhau.

2. Nửa trước khiến nhau bực tức, nửa sau sủng tới mềm nhũn hai chân =v=

3. Chỉ là truyện, đừng soi mói quá nhiều.

Danh sách chương

loading...
DMCA.com Protection Status